Chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Chảy máu chân răng là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường là dấu hiệu cảnh báo răng nướu của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Cẩm Phả tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này!

Chày máu chân răng

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng xuất hiện máu tại vùng chân răng hoặc trong hốc răng, đặc biệt dễ nhận thấy khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc ăn nhai các thực phẩm cứng. Đây là dấu hiệu cho thấy nướu và các mô quanh răng đang bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi gặp hiện tượng này, bạn không nên chủ quan, mà cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Các nguyên nhân thường gặp gây chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ các vấn đề răng miệng hoặc liên quan đến sức khỏe toàn thân:

1. Viêm lợi, viêm nướu răng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Sự tích tụ mảng bám và vi khuẩn quanh chân răng gây kích ứng, viêm nhiễm và làm nướu dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng hay ăn uống.

2. Viêm nha chu

Nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây tổn thương sâu hơn đến các mô nâng đỡ răng, khiến răng lung lay, chảy máu và có nguy cơ mất răng.

3. Áp xe răng

Áp xe là ổ mủ chứa nhiều vi khuẩn tại chân răng, khiến nướu sưng đau, chảy máu và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý sớm.

4. Bệnh lý toàn thân

  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường cao trong máu tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm nướu, chảy máu răng.

  • Thiếu vitamin C, vitamin K: Thiếu hụt hai loại vitamin này khiến nướu yếu, dễ viêm và chảy máu do ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp collagen và đông máu.

  • Ung thư máu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu: Làm tăng nguy cơ chảy máu ở nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm cả nướu răng.

  • Ung thư khoang miệng: Khi gặp tình trạng chảy máu kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường, nên thăm khám sớm để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

5. Tác động bên ngoài và thói quen không đúng

  • Đánh răng sai cách hoặc dùng bàn chải lông cứng: Tạo ma sát mạnh làm tổn thương nướu, dẫn đến chảy máu.

  • Dùng chỉ nha khoa không đúng cách: Nếu sử dụng quá mạnh hoặc không đúng kỹ thuật cũng gây chảy máu chân răng.

  • Hóa trị ung thư, tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị có thể gây ra tình trạng này.

  • Hút thuốc lá: Gây suy yếu mô nướu, dễ dẫn đến viêm, sưng, chảy máu.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng nếu chỉ là biểu hiện tạm thời và hiếm gặp thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên, khi hiện tượng này diễn ra thường xuyên, bạn cần cảnh giác bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, có thể dẫn tới:

  • Nguy cơ viêm nha chu mạn tính, mất răng

  • Nhiễm trùng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

  • Tác động đến sức khỏe thai nhi ở phụ nữ mang thai

  • Gây đau nhức, hôi miệng, giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày

Cách điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng

1. Đến nha khoa để được thăm khám và điều trị chuyên sâu

Khi phát hiện chảy máu chân răng kéo dài, hãy đến ngay Nha khoa Quốc tế Cẩm Phả để được bác sĩ kiểm tra tổng quát, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp phổ biến gồm:

  • Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng chuyên sâu

  • Điều trị viêm nướu, viêm nha chu bằng thuốc hoặc can thiệp nha khoa

  • Chỉnh sửa kỹ thuật đánh răng, lựa chọn bàn chải phù hợp

2. Một số biện pháp hỗ trợ tại nhà

  • Cầm máu tạm thời: Dùng gạc sạch nhẹ nhàng ép lên vùng chảy máu.

  • Chườm đá: Chườm đá lạnh ngoài má giúp giảm sưng và cầm máu.

  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng: Hỗ trợ làm dịu nướu, sát khuẩn, giảm viêm.

  • Bổ sung vitamin C, K qua thực phẩm hàng ngày: Tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành thương.

  • Đắp bột nghệ lên nướu: Nghệ có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ làm lành mô nướu.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có hướng dẫn chuyên môn.

Khi nào cần đi khám nha sĩ?

  • Chảy máu chân răng kéo dài, không rõ nguyên nhân.

  • Kèm theo các triệu chứng khác như sưng nướu, đau răng, mủ chân răng, nổi hạch trong khoang miệng.

  • Có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn đông máu, ung thư, đang hóa trị…

  • Chảy máu xuất hiện cùng các vết bầm tím, loét miệng, khó ăn nhai.

Địa chỉ điều trị chảy máu chân răng uy tín tại Cẩm Phả

Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế Cẩm Phả để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại tại đây sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe răng miệng và nụ cười tự tin.

  • Địa chỉ: Số 140 Thanh Niên – P. Cẩm Thành – TP. Cẩm Phả

  • Hotline: 0972 077 888 – 0977 179 015

  • Website: nhakhoacampha.com

  • Facebook: Nha Khoa Quốc Quảng Ninh (Cơ Sở Cẩm Phả)

Đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường ở răng nướu – Hãy chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm!